1. Biến những câu chuyện cổ tích thành sự thật
Cũng như bao bậc phụ huynh của các nước trên thế giới, bố mẹ Nhật cũng thường xuyên kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích thần tiên. Thế nhưng, nếu như ở nơi khác, truyện cổ tích chỉ là một cách để dạy con trẻ về đạo đức, mở ra cho trẻ một thế giới diệu kỳ thì ở Nhật, trẻ em được dạy rằng tất cả những điều thần kỳ ấy đều có thể thành sự thật. Hãy cứ để trẻ em tưởng tượng vượt ra ngoài biên giới của những câu chuyện bởi biết đâu, thảm bay lại chẳng thành thật, cánh cửa tự động mở cũng đã có rồi… Những câu chuyện chính là khởi nguồn ý tưởng của con người Nhật khiến cả thế giới thán phục.
2. Không gắn “mác” cho con
Cha mẹ Nhật không bao giờ nói con mình là “Con thật lười biếng”, “Sao con lì lợm thế”. Có một sự thật là “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Vì vậy, việc mắng nhiếc con không bao giờ khiến đứa trẻ tốt lên mà chỉ khiến chúng tin mình thực sự là người như vậy.
Ngay cả khi khen con cũng thế, người Nhật không nói một cách chung chung “Con tôi giỏi quá”, “Con mẹ là nhất”. Điều ấy chỉ khiến con tự phụ nhưng lại chẳng biết mình thực sự làm tốt ở chỗ nào. Bố mẹ Nhật sẽ khen nhưng là khen một cách cụ thể, vừa khen vừa nhận xét để chỉ bảo cho con. Người Nhật sẽ nói “Con xúc cơm thật cừ”, “Ai tự thay quần áo mà giỏi thế nhỉ”,… Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể, các em sẽ lặp lại những hành động tốt đó và tìm cách để làm tốt những việc khác nữa.
Khi học tiếng Nhật chẳng hạn, sẽ không ai khen trẻ một cách chung chung, mà trẻ sẽ được nhận xét thật cụ thể “Con đọc chữ này đúng rồi!”, “Con viết chữ này rất đẹp!”. Các em sẽ có động lực và cố gắng để dành được lời khen ở những việc khác như một phần thưởng.
3. Dạy chữ cho trẻ càng sớm càng tốt
Các nghiên cứu của Nhật đã chỉ ra rằng việc học chữ sẽ dẫn đến thay đổi chức năng của não trẻ giúp trẻ thông minh hơn. Khả năng tiếp thu chữ của trẻ càng nhỏ lại càng tốt, vì thế mà bố mẹ Nhật sẽ dạy cho con biết chữ từ rất sớm. Để hệ tín hiệu ngôn ngữ của trẻ hoạt động tốt, hãy kích hoạt nó sớm nhất có thể nhưng cũng đừng bắt ép các em nhỏ, hãy dạy các em qua các trò chơi để việc học trở nên thật thú vị. Dạy kiến thức thông qua hình ảnh hay trò chơi, hay qua những khám phá về những điều thú vị, về văn hóa xung quanh kiến thức ấy sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và biết nhiều hơn. Không chỉ là nhớ dây tóc bóng đèn cho Edison sáng tạo mà trẻ có thể nhớ câu chuyện thử đi thử lại tới 1000 lần để tìm ra vật liệu thay thế phù hợp nhất cho nó của Edison.
4. Hầu như không cho con xem TV
Xem tivi sẽ tách trẻ khỏi các hoạt động ngoài trời, hơn thế nữa, xem tivi quá nhiều sẽ khiến cấu trúc phần đại não của trẻ bị phá vỡ. Nguyên nhân là do sóng âm cực mạnh phát ra từ tivi gây ảnh hưởng đến thùy não trước, phần hình thành năng lực suy nghĩ của con người. Lâu ngày hiện tượng này không chỉ khiến trẻ có nguy cơ tự kỷ mà còn có thế gây ra bệnh máu trắng.
Hiểu rõ vấn đề này, “Tắt TV, Bật ý tưởng” trở thành châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật.
5. Hết sức kiên nhẫn khi dạy trẻ
Trẻ em rất tò mò và ham khám phá. Các em hay hỏi và có khi hỏi rất ngô nghê, hỏi đi hỏi lại một vấn đề. Ngay cả khi đã giải thích, có thể các em vẫn không nắm được vấn đề và tiếp tục hỏi lại. Trong những tình huống như vậy, bố mẹ Nhật không bao giờ tỏ ra thiếu kiên nhẫn, nóng nảy với con. Họ sẽ từ từ giải thích cho con nhiều lần đến khi con hiểu. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được những chữ cái “a i u e o” trong tiếng Nhật thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.
Nhận thấy mỗi đứa trẻ có một đặc điểm và khả năng tiếp thu khác nhau, các lớp học ở Akira luôn có trợ giảng. Nhiệm vụ của các trợ giảng chính là giải thích khi có em nào đó chưa hiểu bài để em có thể nhanh chóng bắt kịp với lớp. Nếu nói 1 lần các em chưa rõ, các giảng viên và trợ giảng sẽ tìm cách giải thích khác đến khi hiểu mới thôi. Kiên nhẫn chính là đức tính mà bất kỳ nhà giáo dục trẻ thơ nào cũng cần có.
6. Luyện trí nhớ qua các trò chơi trí tuệ
Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc dạy con luyện trí nhớ. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ. Còn tại Việt Nam, trẻ sẽ được luyện trí nhớ bằng cách học kết hợp với những hoạt động sáng tạo. Ví dụ khi học tiếng Nhật, để nhớ bảng chữ cái cực kỳ phức tạp của người Nhật, các em được chơi ghép chữ. Để nhớ từ mới, các em sẽ được cho dùng những thẻ flashcard đầy màu sắc để nhớ lâu hơn. Ghi nhớ không phải là nhồi nhét mà là sáng tạo.
7. Vận động đầy đủ
Trí tuệ trẻ chỉ phát triển tốt nhất khi có sự phát triển đồng bộ của thể chất. Vì thế ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ Nhật đã lưu ý giáo dục về sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật và tình cảm. Khi trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m tăng dần mỗi ngày.
“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, cha mẹ Nhật hiểu rõ điều này.
Học trong môi trường Nhật Bản sẽ giúp trẻ luyện thói quen vận động ngay cả khi đang học kiến thức. Trong các lớp học tiếng Nhật, các em không chỉ có ngồi nghe giảng và ghi chép. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, các em sẽ còn được học về văn hóa và cuộc sống của trẻ em Nhật. Các hoạt động tất cả các em đều được tham gia rất phong phú: gấp giấy Origami, viết thư pháp, học hát và nhảy những bài hát tiếng Nhật… Các hoạt động giúp các em hòa đồng hơn và phát triển một cách toàn diện.
8. Tập tra cứu, tìm tòi
Trẻ em thường thích hỏi người lớn những gì các em không biết. Người lớn, một mặt phải kiên nhẫn trả lời tất cả các câu hỏi, mặt khác phải hướng dẫn cho các em cách từ tìm ra những câu trả lời ấy. Ví dụ như khi trẻ Nhật học chữ Hán, các em sẽ được bố mẹ hướng dẫn sử dụng một từ điển dành riêng cho trẻ nhỏ. Các em sẽ tự tra cứu và chỉ hỏi khi các em không thể tìm được cách dùng từ trong từ điển.
Khi trẻ đi đường cũng vậy. Các em nhỏ ở Nhật thường tự đi đến những nơi mình muốn mà không cần người lớn đi cùng, một phần là do các em được học cách để tự tra cứu đường. Người Nhật dùng bản đồ rất giỏi, họ có thể đọc những bản đồ phức tạp như bản đồ tàu điện ngầm mà người Việt nhìn vào sẽ chẳng hiểu gì. Thậm chí ở Nhật còn có những trò chơi điện tử để học tra cứu bản đồ, trò chơi giống một chuyến du lịch mà các em phải tự lên kế hoạch về chuyến tàu và giờ tàu các em cần đặt.
Học tiếng Nhật cũng vậy, trước khi trẻ hỏi một vấn đề nào đó, các giảng viên Nhật sẽ khuyến khích trẻ tự tìm ra hướng trả lời cho câu hỏi của mình. Nếu sai sẽ có người sửa, nhưng trẻ phải có được cho mình một hướng giải quyết.